Cái khái niệm, thành ngữ thường thấy khi Edit [1]


Trước khi đọc bên dưới vui lòng đọc những dòng này:

.

– Dưới đây là những từ trong quá trình edit ta sưu tầm đc, có 1 số là ta sưu tầm ở nhà khác và có để nguồn, một số là do ta tra từ điển, baidu…. nên vui lòng k mang ra khỏi blog.

T29ZAMXoFXXXXXXXXX_!!850940694

Những câu thành ngữ thông dụng:

.

stt

Thành ngữ trung

Hán việt

nghĩa

1

一报还一报, 一码归一码

nhất báo hoàn nhất báo, nhất mã quy nhất mã

–         chuyện này là chuyện này, chuyện kia là chuyện kia, chuyện nào ra chuyện đó

–         có ơn tất báo

2

Lê hoa đái vũ

miêu tả vẻ đẹp khi khóc của Dương quý phi trong “Trường hận ca” của Bạch Cư Dị: “梨花一枝春帶雨 Lê hoa nhất chi xuân đái vũ”
[Cành hoa lê lấm tấm hạt mưa xuân]

3

Bá vương ngạnh thượng cung

“Bá vương ngạnh thượng cung” là thành ngữ xuất phát từ điển cố về một trận giao tranh giữa Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ và Hán Cao Tổ Lưu Bang. Chuyện kể rằng lần nọ Hán Sở tranh hùng, giằng co quyết liệt suốt mấy tháng mà thắng bại vẫn bất phân. Trận chiến này khiến già trẻ lớn bé đều mỏi mệt khổ đau, tiếng oán thán ngập trời ngập đất. Hạng Vũ thấy thế bèn nói thẳng với Lưu Bang rằng: “Thiên hạ náo loạn đã nhiều năm, cũng vì hai người chúng ta. Bản vương muốn đơn thân độc mã khiêu chiến với Hán vương, hai ta sống mái một phen, đừng để con dân thiên hạ phải tiếp tục chịu khổ.” Lưu Bang cười đáp: “Ta thích đấu trí chứ không đấu sức.” Hạng Vũ bèn lệnh cho một tráng sĩ xuất chiến, chẳng ngờ ngay lập tức gã tráng sĩ nọ bị thủ hạ của Lưu Bang (vốn là thiện xạ kỵ binh) bắn chết. Sở Bá Vương thập phần tức giận, tự mình khoác khôi giáp cầm vũ khí tiến lên ứng chiến. Chì cần Hạng Vũ trừng mắt một cái, tên thiện xạ kỵ binh kia đã run như cầy sấy, buông cung tếch thẳng về thành…

Nghĩa rộng của cụm từ “Bá vương ngạnh thượng cung” rất đơn giản, “bá vương” chỉ những người siêu mạnh mẽ, “ngạnh thượng cung” tạm hiểu là “xuất ra uy lực còn mạnh hơn cung nỏ” ; mà “cường cung” thì hiển nhiên sẽ bắn ra “cường tiễn”. Từ “cường tiễn” [đọc là “qiang jian”] hài âm hoàn toàn với “cưỡng gian” [aka “rape”] ; mà “cưỡng gian” thời xưa là một từ đại kỵ húy, nên cổ nhân vốn tao nhã vô biên lịch lãm vô vàn, đã dùng năm từ “bá vương ngạnh thượng cung” đặng thay thế cho hai từ “cưỡng gian”
(Theo blog https://killyui.wordpress.com/)

4

Cửa nhỏ nhà nghèo

tiểu thiếp (vợ bé) nghèo khổ

5

Vật quy nguyên chủ

vật về chủ cũ, của ai thì về tay người đó

6

Vô ba vô lãng

không dao động, không gợn sóng

7

Hưu nhàn tùy tính

nhàn nhạt tùy tiện

8

Tinh bì lực tẫn

tinh thần mệt mỏi, sức lực cạn kiệt

9

Bách thử bách linh

Thử lần nào cũng linh nghiệm

10

Giao long xuất thủy

rồng nổi trên mặt nước

11

Cư cao lâm hạ

Từ trên cao nhìn xuống, tóm gọn là vẻ khinh thường

12

Tình hữu độc chung

dùng để một người đặc biệt có cảm tình với một người hoặc một sự kiện nào đó, đến mức đem toàn bộ tâm tư tình cảm của mình dồn vào người đó/việc đó.

13

Phá phủ trầm chu

biểu thị cho sự quyết tâm, nhất định phải làm được việc nào đó.

14

Phiên giang đảo hải

sóng cuộn biển gầm, ý nói trong lòng chấn động.

15

Gió thổi cỏ lay

Những biến động nhỏ nhất

16

Nhất lãm vô dư

nhìn bao quát hết thảy, không sót gì.

17

Triêu bất bảo tịch

chỉ tình cảnh nguy ngập.

18

cẩm thượng thiêm hoa

thành ngữ chỉ việc làm cho sự vật càng đẹp hơn.

19

Nhất phách lưỡng tán

nghĩa đen là một đập vỡ đôi, là câu thành ngữ ý chỉ chia đôi đường, không còn dính líu gì tới nhau.

20

Bất động thanh sắc

thành ngữ chỉ sự ung dung thản nhiên, không quan tâm.

21

Thuận lý thành chương

thành ngữ chỉ sự rõ ràng, hợp lý lẽ.

22

Kính nhi viễn chi

Tôn kính mà không gần gũi, tức là đứng ngoài xem.

23

Kiến hảo tựu thu

Nguyên ý: nhìn thấy việc đã tốt rồi thì hãy thu tay. Thoát nghĩa: ý chỉ làm việc phải nắm giữ chừng mực, không thể quá tham lam.

24

Tề nhân chi phúc

Chỉ một vợ nhiều thiếp, cuộc sống sung sướng.

25

偷梁換柱

Thâu lương hoán trụ

Trộm rường thay cột, phá hủy cơ sở của địch (trích ‘36 kế – Binh pháp Tôn Tử’): Kế này thực ra là việc đánh tráo ( gian lận ) thay một cái vốn có bằng một cai khác không đáng có mà người khác vẫn phải công nhận.Người thực hiện thành công nhất kế này là Dận Chân Hoàng tử thứ tư của vua Khang Hy nhà Thanh đã sửa di chiếu của vua cha truyền ngôi cho Dận Đề là Hoàng tư thứ 14 ( lúc đó đang ở biên ải ) thành thứ 4 ( Dận Chân thực hiên trót lọt được việc đoạt ngôi thoán vị là nhờ sự giúp dỡ của Long Khoa Đa và Nhiên Canh Nghiêu ).Biết di chiếu của vua khang Hy để dưới gối khi lâm chung Dận Chân đã lẻn vào cung lấy đưa cho Long Khoa Đa và Nhiên Canh Nghiêu sửa lại.Khi tỉnh lại thấy Dận Chân bên cạnh vua Khang Hy biêt việc làm của Dận Chân đã nổi dận ném tràng hạt đang cầm vào mặt Dận Chân rồi trút hơi thở cuối cùng , Dận Chân đỡ lấy tràng hạt và nói ” Cảm ơn phụ vương đã truyền ngôi còn cho tràng hạt làm tin” rồi tuyên chiếu lên ngôi thành Hoàng đế Ung Chính nhà Thanh.

.T29ZAMXoFXXXXXXXXX_!!850940694

Một số khái niệm

 

stt

Khái niệm

Nghĩa

1

Canh mậu

can thứ năm trong mười can (ai muốn hiểu thêm thì search google: ‘thiên can’)

2

Mạch chủ

giống như là một nơi tụ hội linh khí, linh khí càng nhiều thì gia chủ càng phát tài :p chắc các nàng đã nghe ‘long mạch’, long mạch thịnh vượng sẽ giúp quốc gia phát triển, đại loại là vậy

3

Lão luyện

già dặn kinh ngiệm

4

Chướng khí mù mịt

không khí ngột ngạt, hoàn cảnh hỗn độn, đen tối…

5

Nhãn lực

quan sát tình hình mà làm việc

6

Thu liễm

thu lại, bớt phóng túng

7

Vái chào

phụ nữ thời xưa cúi đầu vái chào, hai tay nắm lại để trước ngực

8

Nguyên phu nhân

phu nhân nguyên phối = vợ chính thức

9

Cuồng sư

sư tử điên cuồng, mãnh liệt

10

Cõi Niết Bàn

Thế giới bên kia

11

Quang mang ngoan lệ

Tàn nhẫn, độc ác

12

Thô tục chi phấn

nữ nhân dung tục, thích trang điểm son phấn.

13

Nhất thanh nhị sở

Cực kì rõ ràng

14

Trang bức

giả vờ là tiểu bạch thỏ yếu đuối, nhưng thật ra bên trong âm hiểm và xảo quyệt vô cùng.

15

Sở dĩ ái tuyệt cảnh

Yêu đến bước đường cùng, tình yêu không lối thoát, yêu cho đến chết…

16

Thất hồn lạc phách

sa sút tinh thần, tinh thần hoảng loạn, không yên ổn…

17

Tuyệt cảnh

Không có lối thoát

18

Nhất thất túc thành thiên cổ hận

một lần sai lầm để hận ngàn năm

19

Nhạc cực tất sinh bi

Vui quá hóa buồn. Hình dung những người vui sướng tới cực điểm ngược lại phát sinh chuyện không may.

20

Bàn đại hải

còn gọi là cây lười ươi. Theo sách cổ, cây lười ươi có vị ngọt, hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, dùng trong trường hợp cơ thể nhiệt táo, giải độc, chữa ho khan, viêm họng, nôn ra máu, chảy máu cam.

21

Thương hải tang điền, thử tình bất du

Thương hải tang điền: Trong đó, Tang: cây dâu, Điền: ruộng, Thương: màu xanh, Hải: biển.

Thương hải tang điền là nói tắt của câu Hán văn: Tang điền biến vi thương hải, nghĩa là: ruộng dâu biến thành màu xanh.

Còn có câu: Sơn hà cải chuyển, thương hải tang điền.

 Ý nói: Cảnh đời luôn biến đổi, không có gì gọi là vĩnh viễn vững bền.

+Thử tình bất du: tình này không thay đổi.

Ý của cả hai câu trên gộp lại tức là: dù thế sự có biến hóa vô thường, tình cảm này không hề thay đổi.

22

tiểu ẩn ẩn vu dã, trung ẩn ẩn vu thị, đại ẩn ẩn vu triêu

Ẩn cư sơn lâm nơi núi rừng hoang dã chỉ là “ẩn hình thức”, bởi những người muốn ẩn cư, muốn đạt được sự bình yên thanh thản, trái lại luôn bị chuyện đời, người đời quấy rồi. Thế nên, chỉ có ẩn cư trong chính đời thường mới khiến tâm hồn thực sự bình yên. Tức là, những người muốn quy ẩn sơn lầm, sống nơi đào viên thế ngoại chỉ là tiểu ẩn. Người chân chính có năng lực sống trong thành thị, phố phường, ở nơi ngọa hổ tàng long cũng chỉ mới là trung ẩn. Chỉ có người sống trong cuộc đời chân chính, mặc dù bị vây hãm trong nhân gian thế sự, nhưng có thể vờ như không thấy, không màng thế sự, mới là ẩn cư chân chính.

23

nhân tâm cách đỗ bì

Nghĩa đen là “lòng người cách một lớp da”, đơn giản là gần gần với câu “lòng người khó lường”

24

nguyệt hắc phong cao

trăng mờ, gió lớn, hiểu đơn giản là thời điểm tốt để làm chuyện xấu.

25

khẩu bất trạch ngôn

lời nói không có sự chuẩn bị, suy xét.

26

ti đái

thắt lưng bằng tơ tằm

27

hoàn nguyên

trả về tình trạng ban đầu.

28

thân kinh bách chiến

Trải qua trăm trận chiến

29

Nỗi oan của Đậu Nga

Là một vở kịch do Quan Hán Khanh viết,  kể về câu chuyện bi thảm của nàng Đậu Nga, một cô gái trẻ. Lúc Đậu Nga còn nhỏ, mẹ Đậu Nga chết, vì cảnh nhà nghèo khó, cha nàng bán nàng cho gia đình bà Thái làm con dâu nuôi từ bé. Sau đó, chồng nàng Đậu Nga ốm chết, nàng và bà Thái sống dựa vào nhau, nhưng nàng bị thằng vô lại quấy rầy, và vu cáo hãm hại nàng bỏ thuốc độc giết người. Quan lại xử án nhận hối lộ, bức cung nàng một cách độc ác, Đậu Nga trước sau không chịu khuất phục. Quan xử án biết Đậu Nga rất hiếu thảo, bèn tra tấn bà Thái trước mặt nàng, Đậu Nga hiếu thảo hiền lành sợ bà Thái không chịu nổi tra tấn, đành phải oan ức nhận tội, rút cuộc nàng bị xử tội tử hình. Nhưng, cho đến khi chết, Đậu Nga vẫn kiên cường bất khuất, ở pháp trường nàng lên án một cách căm phẫn “Trời” và “Đất” đại diện cho giai cấp thống trị. Nàng kêu gào: “Đất ơi, ông không phân biệt được người tốt và người xấu, làm sao làm Đất được! Trời ơi, ông xử sai, lẫn lộn người tốt với kẻ xấu, làm sao làm Trời được!” Trước khi chết, Đậu Nga thề rằng, trời sẽ mưa tuyết, che phủ cho xác của nàng, địa phương sẽ gặp hạn hán 3 năm liền. Lúc đó là tháng 6, trời mùa hè nóng nực, sau khi Đậu Nga bị giết, trong chốc lát trời đất mù mịt, tuyết bay đầy trời; sau đó địa phương gặp hạn hán 3 năm liền.

30

Đăng Đồ Tử

từ thời Tần Hán đến nay, “Đăng Đồ Tử” là một cái tên dùng để chỉ những kẻ háo sắc. Nguyên nhân cũng chính vì <<Đăng Đồ Tử háo sắc phú>> của Tống Ngọc. Có một lần, Đăng Đồ Tử tới gặp Sở vương cáo rằng Tống Ngọc là kẻ háo sắc, khuyên sở vương không nên dẫn hắn vào hậu cung. Tống Ngọc sau khi biết chuyện ghi hận trong lòng, trước mặt Sở vương ra sức biện giải, trái lại công kích nói rằng Đăng Đồ Tử mới là kẻ háo sắc, còn viết ra những lời hoa mỹ, giai cú trong <<Đăng Đồ Tử háo sắc phú>> Trong bài này có một đoạn nói, “Giai nhân thiên hạ có đâu bằng Sở quốc, giai nhân sở quốc có đâu bằng ở quê thần, người đẹp ở quê thần có ai bằng nữ tử phía đông nhà thần, người này nếu cao thêm một chút thì thành cao quá, nếu thấp một chút thì thành thấp quá. Nếu đánh thêm một lớp phấn lại ra trắng quá, nếu tô thêm một lớp son thì ra đỏ quá. Răng, tóc, cử chỉ của nàng đều đẹp, không gì sánh nổi. Nàng chỉ cần mỉm cười đã khiến biết bao công tử si mê, nhưng thần chưa bao giờ động lòng. Còn Đăng Đồ Tử thì ngược lại, có vợ xấu xí, còn có với nhau 5 đứa con. Thế nên, Đăng Đồ Tử mới là kẻ háo sắc.”

31

Trạm trứ thuyết thoại bất yêu đông

Đứng nói không biết đau lưng: dùng để hình dung một người không biết thông cảm cho hoàn cảnh người khác, chỉ thích nói mát.

32

Giết đạo không giết bần đạo

một câu khẩu ngữ châm chọc đạo gia, ý chỉ kẻ tự tư tự lợi.

33

Lạc khoản

Giống như hình thức câu kết cuối thư (ký tên).

34

tiểu tâm sử đắc vạn năm thuyền

một thành ngữ địa phương, hay dùng trong cuộc sống hằng ngày. Ý nói hành sự phải cẩn thận không để xảy ra sai sót mới có thể tiếp tục an ổn phát triển.

35

cửu lễ tiên

cửu : 9; lễ: khớp, đoạn, đốt; tiên: roi => Roi 9 đốt.

36

tiểu gia bích ngọc

Con gái cưng

37

Phan An

Phan An sinh vào công nguyên năm 247 (Tam Quốc – Ngụy Chính Thủy năm thứ tám), mất vào công nguyên năm 300 (Tây Tấn – Vĩnh Khang nguyên niên), được coi là nam nhân tuấn tú nhất, bởi thế mới có câu “đẹp tựa Phan An.” Sử sách đề cập đến vẻ đẹp của Phan An chỉ nói tới 3 chữ “Mỹ tư nghi”. Thế thuyết tân nghĩ ghi chép lại, mỗi lần Phan An dạo phố, bao giờ cũng có mỹ nữ đi theo. Có người tặng hoa, có người tặng trái cây. Mỗi lần về đến nhà, Phan An đều mang về đầy quà, đây cũng chính là nguồn gốc của điển cố “Ném quả đầy xe”

38

tiền hung thiếp hậu bối

Chỉ một người đói đến cùng cực.

39

Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn

+Nghĩa đen: Núi non trùng điệp, nước chảy quanh co, bản thân cứ tưởng trước mắt là không có đường, nhưng đột nhiên trước mắt lại xuất hiện một thôn sơn nhỏ.

+Nghĩa bóng: Câu này đã trở thành thiên cổ danh ngôn, dùng để hình dung khi gặp trắc trở đến mức tưởng chừng không vượt qua được, nhưng bỗng dưng lại có cách giải quyết được vấn đề.

40

Vĩnh sinh gắn bó, bất ly bất khí

vĩnh viễn gắn bó , không rời không bỏ

41

Tội kỷ chiếu

chiếu thư tự nhận lỗi của vua.

42

Tứ di

Chỉ những dân tộc sống ngoài lãnh thổ Trung Quốc với ý miệt thị.

43

Ngư tinh

cá tanh, ở nước mình vẫn gọi là cây diếp cá.

44

Ngọc trung chi vương

Ngọc ghép thành đôi

45

Nhất ẩm nhất trác, hay là tiền duyên

một miếng ăn, một miếng uống, đều là có định trước

46

Phong hà ngưng lộ

Sương đọng lá sen

47

Long du thiển thủy tao hà hí, hổ lạc bình dương bị khuyển khi.

Rồng tới nước cạn bị tôm giỡn, hổ xuống đồng bằng bị chó khinh

48

Sửu thoại

Lời thô tục

49

Yên hỏa khí tức

sắc thái khói lửa, ý nói giận dữ.

50

Vải bố trẩu

vải dệt từ đay, gai, sợi bông, vải khá thô. Trẩu là loại cây được dùng lấy hạt, ép dầu dùng trong sơn mài hoặc keo. Vì vậy dầu trẩu có tác dụng chống thấm nước, vải bố trẩu ở đây là loại vải bố được quét dầu trẩu để không thấm nước.

51

Công, khanh

Dưới Hoàng đế là là bộ máy quan lại trung ương gồm Tam công và Cửu khanh. Tam công là 3 chức quan đầu triều, gồm: Thừa tướng, Thái úy, Ngự sử đại phu. Cửu khanh gồm 9 vị quan phụ trách các công việc khác nhau, bao gồm: Thái Thường, Công lộc huân, Thái phó, Đình úy, Đại hồng lư, Tông chính, Đại tư nông, Thiếu phủ, Vệ úy.

52

Bình chuẩn

một chức quan thời Hán phụ trách thu mua hàng hóa, lương thực khi giá của chúng thấp và đem bán khi giá cao nhằm làm giảm giá xuống, khiến cho dân chúng không chịu quá nhiều thiệt hại khi giá đột nhiên tăng. Chức quan này khiến cho các nhà kinh tế học đặt ra một câu hỏi lớn: quy luật cung cầu đã được áp dụng từ sớm như thế rồi sao?

53

Quân thâu

một hình thức trưng thu cống phẩm của triều đình, về sau được áp dụng rộng rãi hơn với nhiều loại hàng hóa, nhất là với vận chuyển muối sắt

54

Xạ phúc

Xạ có nghĩa đã đoán xét, phúc là vật bị che đậy. Trên yến tiệc khi chơi trò này, một người sẽ lấy vật trên tiệc, len lén dùng khăn lụa mà che đậy lên, đó gọi là phúc, còn người khác sẽ dùng cỏ thi, tiền đồng gieo quẻ, đoán xem vật bị che đậy là vật gì, đó gọi là xạ.

55

Tàng câu

tương truyền trò chơi này là do Hán Vũ Đế đặt ra. Câu Dặc phu nhân của Hán Vũ Đế vốn tên là Triệu Tiệp Thư, từ khi sinh ra một bàn tay đã nắm chặt mà không mở ra. Một lần nọ, Vũ Đế đi thị sát vùng Hà Gian (là Hà Gian, không phải Hà Giang nhé), có một ông thầy bói tâu với nhà vua:

 – Nơi đây có một vị kỳ nữ. Từ ngày cô ấy hạ sinh đến nay, hai bàn tay luôn luôn nắm chặt, không bao giờ xòe ra.

Vũ Đế cảm thấy lạ, vội vàng phái người đi triệu cô gái ấy tới. Khi nhà vua cầm bàn tay của cô gái ấy lên, thì bàn tay liền xòe ra, bên trong nắm chặt một chiếc móc bằng ngọc, cho nên về sau được mọi người gọi là “Câu Dặc Phu Nhân” (từ câu trong Câu Dặc nghĩa là cái móc, còn nghĩa của từ Dặc thì tớ cũng không chắc cho lắm nên không dám giải thích). Vũ Đế rất mê tín, cho rằng cô gái này không phải tầm thường, nên đem về cung và sủng ái nàng. Do đó nữ tử rất thích bắt chước Câu Dặc phu nhân, hai bàn tay nắm lại, đưa qua đưa lại rất nhanh, giấu một vật trong bàn tay để người khác đoán, trò chơi này trở nên rất thịnh hành trong hậu cung Hán triều, có tên là “Tàng câu”.

56

Phong nguyệt

gió trăng, phong nguyệt án ý chỉ những truyện gió trăng, tình yêu nam nữ

57

Ngũ cung

Vào năm 1058 trước CN, triều đình nhà Chu ở Trung Hoa đã thành lập Bộ Lễ nhạc và đã sử dụng năm âm cung thương giốc chủy vũ để hình thành thang âm ngũ cung. Hệ thống lễ nhạc cung đình nhà Chu trở thành mẫu mực cho lễ nhạc cung đình Trung Hoa mà sau này gọi là nhã nhạc. Thời Chiến quốc (thế kỷ 4 trước CN), Quản Tử cũng phát hiện luật “tam phân tổn ích” tương tự ngũ độ tương sinh. Thời Hán Nguyên đế (thế kỷ I trước CN) Khổng giáo được khôi phục, nhã nhạc đã trở thành luật, song nhã nhạc thời Chu đã thất truyền nên phải sáng chế nhã nhạc mới từ âm nhạc dân gian và cả âm nhạc ngoại tộc.

58

Mạc nghịch chi dao

bạn bè thân thiết, tâm đầu ý hợp.

59

Khinh xa giản tong

xe nhẹ ít tùy tùng, thị vệ bảo hộ, ý nói vô cùng đơn giản, không hề phô trương.

60

Chi lễ vãn bối

hành lễ của bậc con cháu với người trên.

61

Khai chi tán diệp

đâm cành sinh lá, ý nói có thêm con cái, phát triển gia tộc.

62

Hoa trong gương, trăng trong nước

chỉ cảnh tượng huyền ảo, ý nói tới sự tự hão huyền, mộng tưởng.

63

Hỗn trướng

lời mắng, thường có ý chỉ hồ đồ, thô tục, bậy bạ…

64

Trường tụ thiện vũ

một câu nói của Trung Quốc, chỉ rằng có điều kiện thuận lợi rồi thì làm việc càng hiệu quả.

65

Bất úy nhất vạn, duy úy vạn nhất

“Không sợ nhất vạn, chỉ sợ vạn nhất” là một câu thành ngữ dân gian Trung Quốc, nó có nghĩa nôm na là không sợ việc to tát, chỉ sợ việc không may xảy ra bất ngờ. Đây cũng là một lối chơi chữ, luyến láy 2 từ nhất vạn và vạn nhất.

66

Nhất vấn tam bất tri

một lần hỏi, ba lần tỏ ra không biết, ý là từ đầu tới cuối đều tỏ ra không biết gì.

67

Giải ngữ hoa: hoa biết nói

chỉ người con gái xinh đẹp, hoạt bát, thông minh, xuất phát từ Đông Chu Liệt Quốc, có đoạn: “Tề Văn Khương mạo mỹ, tỷ hoa hoa giải ngữ, tỷ ngọc ngọc sinh hương”, nghĩa là: nàng Văn Khương nước Tề dung mạo xinh đẹp, nếu đem so với hoa thì như là hoa biết nói, nếu đem so với ngọc thì như là ngọc toát hương thơm.

68

Dạ du thần

vị thần chuyên tuần hành vào ban đêm trong truyền thuyết.

69

Thanh quân trắc

lấy danh nghĩa diệt trừ phản nghịch bên cạnh Quân vương.

70

Nguyên niên

năm đầu tiên của một niên hiệu khi vị vua đó mới đăng cơ hoặc đặt niên hiệu mới.

71

Thủy nguyên

niên hiệu đầu tiên Phất Lăng đặt, từ năm 87- 80 trước Công nguyên.

72

Y bát

truyền từ đời này sang đời khác, vốn xuất phát từ áo cà sa và bát của các nhà sư truyền lại cho môn đồ, về sau chỉ chung tư tưởng, học thuật… truyền cho đời sau.

73

Lục căn

mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thức.

74

Tuyệt đại tao nhã

Hào hoa phong nhã dộc nhất vô nhị

75

Thạch nữ

Chỉ những bạn nữ có bộ phận sinh dục bị dị dạng không thể sinh con.

78

Ta kháo!

Đây là một câu cảm thán ở phía đầu câu, tỏ vẻ bất mãn, ngạc nhiên cùng với vẻ không sao cả.

79

Tích thủy chi ân dũng tuyền tương báo

cho dù ơn nhỏ như giọt nước cũng phải dùng sông lớn báo đáp

80

Nhuyễn muội

ý chỉ hot girl, các cô bé yêu kiều xinh đẹp của giới trẻ TQ – mang vẻ cợt nhả.

81

Tiểu la lị

là từ loli (tiếng nhật) được chuyển sang phiên âm TQ, ý chỉ các nhân vật có ngoại hình hoặc tính cách giống các bé gái từ 12, 13 tuổi trở xuống.

82

cao xử bất thắng hàn

chỗ cao thường có gió lớn, ý chỉ những gì tốt đẹp quá cũng sinh ra phiền phức

83

Đăng linh

tinh linh của ngọn đèn

84

Quỷ anh

“Anh” ở đây có nghĩa là hài nhi, trẻ sơ sinh.  Trẻ con mới sinh ra được gọi là “anh”. Có người nói con gái gọi là “anh – 婴”, con trai gọi là “hài –  孩 “

85

Giặc Thát

Dân tộc Hán gọi dân du mục phương Bắc là Thát, thời Minh là dùng để chỉ người Mông Cổ phía đông, phía đông bắc Nội Mông và nước Mông Cổ ngày nay.

86

Đố đèn

một trò chơi truyền thống của TQ, các câu đố được dán trên đèn lồng, treo trên dây hoặc dán trên tường.

87

Ôm quyền

hành động chắp tay, cung tay hành lễ (xưa hành lễ, một tay nắm lại, tay kia bao lấy nắm tay này, chắp lại để trước ngực.

88

Cao xử bất thắng hàn

Chỗ cao không chịu nổi lạnh. Một người nếu như đã lên đến vị trí cao quá, thường thường đều phải chịu tịch mịch.

89

Ngạo kiều

khẩu thị tâm phi, ngoài lạnh trong nóng.

90

Linh cơ vừa động

(灵机一动)

nhanh trí, nhạy bén, nhanh chóng nghĩ ra một việc gì đó

91

Dựa phải bờ cỏ lau

ý nói việc làm thành công cốc, toi công

92

Nhiễu Lương

một loại đàn cổ, một trong tứ đại danh cầm. Tứ đại danh cầm gồm có Hào Chung của Tề Hoàn Công, Lục Khởi của Tư Mã Tương Như, Tiêu Vĩ của Hòa Thái Ung, và Nhiễu Lương của Sở Trang Vương. Nhiễu Lương âm cũng như tên, tiếng đàn có đặc điểm dư âm ngân vang mãi không ngừng. Liệt Tử viết: “Xưa có nàng Hàn Nga đi nước Tề, giữa đường cạn lương, qua cửa Ung Môn, phải hát rong cầu thực. Tiếng hát cất lên, mà dư âm còn nhiễu lương, ba ngày không dứt.” Về sau dùng từ “nhiễu lương” cũng để miêu tả tiếng hát vút cao, văng vẳng bên tai, thật lâu vẫn chưa dứt.

93

Lụa vờn tựa khói

Nguyên văn “nhuyễn yên la” (lụa nhuyễn yên). Là một loại lụa cực mỏng, dùng để dán lên song cửa hoặc làm màn trướng, xuất phát từ hồi thứ bốn mươi của Hồng Lâu Mộng: “…Nếu để làm màn, hay dán song cửa, đứng từ xa nhìn lại tựa như khói mây, cho nên mới gọi là nhuyễn yên la”. 

94

 Ngọc hoa

ngọc tinh xảo nhất. Cũng chỉ hoa trắng thuần khiết nhất, thường là hoa cúc hoặc mai. Hoặc dùng để ví von về tài đức.

95

Nghê thường 

Cầu vồng thứ hai. Một khúc nhạc đã thất truyền từ nghìn năm trước. Một điệu múa huyền thoại của Dương Quý Phi.

96

Phượng hoàng Niết Bàn

trong truyền thuyết, phượng hoàng là sứ giả hạnh phúc của nhân gian. Cứ mỗi trăm năm trôi qua, nó sẽ vác trên lưng tất cả những buồn bã, hận thù, ân oán của con người rồi nhảy vào lửa tự thiêu, đổi lấy tất cả những vui vẻ, hạnh phúc, viên mãn cho con người. Ngụ ý: phải trải qua đau đớn mới có thể hồi sinh và trở nên tốt đẹp hơn.

Một truyền thuyết khác kể, xưa có một đôi chim thần, con đực là phượng, con cái là hoàng. Sống đủ năm trăm năm, cùng xếp gỗ thơm lại rồi tự thiêu. Từ trong đống tro nguội, đôi phượng hoàng sống lại, xinh đẹp khác thường, hóa thành bất tử.

97

trường đình ức quân trọng chiết liễu (长亭忆君重折柳 / Nơi trường đình nhớ người lại bẻ nhành liễu)

– Trường đình: trạm/quán nghỉ chân, cứ 10 dặm được xây 1 cái. Lúc đầu dùng cho những người đi đưa thư, truyền tin nghỉ chân. Sau nó được dùng làm chỗ nghỉ ngơi của những người đi ra ngoại thành chơi, sau lại dùng làm nơi tiễn biệt người đi xa. Trong thi từ, ngâm thơ có câu “mười dặm trường đình”: chỉ nơi đưa tiễn, tống biệt.

– Chiết liễu: tức bẻ nhánh liễu, ngụ ý là “lưu luyến không muốn cách xa”. Ở TQ cổ đại, ngày đưa tiễn thân bằng bạn tốt, người tiễn sẽ bẻ một nhánh liễu đưa cho người đi xa, nhằm thể hiện ý “lưu luyến”. “Liễu” phát âm gần giống từ “lưu” biểu thị ý muốn giữ người đi xa ở lại, tặng nhánh liễu ngụ ý chỉ: không đành lòng chia xa.

98

Sơn hữu mộc hề sinh hồng đậu (山有木兮生红豆/ trên núi có cây kết hạt đậu đỏ)

– Đậu đỏ hay hồng đậu: ý chỉ tương tư.
– tập tục dân gian: 
1 hạt: “toàn tâm toàn ý”
2 hạt: “tương thân tương ái”
3 hạt: “ta yêu ngươi”
4 hạt: “thề non hẹn biển”
5 hạt: “ngũ phúc lâm môn”
6 hạt: “hài lòng như ý”
7 hạt: “ta yêu thầm ngươi”
8 hạt: “vô cùng xin lỗi, hãy tha thứ”
9 hạt: “mãi mãi bên nhau”
10 hạt: “cả trái tim chỉ có mình ngươi”
11 hạt: “ta chỉ thuộc về ngươi”
51 hạt: “ngươi ở trong lòng ta là duy nhất”
99 hạt: “đầu bạc răng long, trường trường cửu cửu”
100 hạt: “trăm năm hảo hợp”
119 hạt: “không bao giờ rời xa ngươi”
199 hạt: “mãi mãi yêu”
365 hạt: “ngày ngày yêu ngươi’
520 hạt: “ta yêu ngươi”
999 hạt: “Tim ta mãi thủy chung”
1999 hạt: “Yêu đến mãi mãi, dài lâu”
1314 hạt: “Yêu ngươi suốt đời suốt kiếp”

99

Tú lâu

là nơi chuyên làm nữ hồng của các cô gái Trung Quốc thời cổ đại, thêu hoặc học dệt vải vân vân

100

Bất tư lượng tự nan vong (不思量 自難忘)

xuất từ bài thơ 《 Giang Thành tử 》của Tô Thức

Nghĩa hiểu: diễn tả một nỗi nhớ quanh quẩn trong lòng, không hề theo sự khống chế của ý thức, mà luôn hiện hữu từng giờ từng khắc, khó mà bị gián đoạn; không thèm nghĩ tới nó nữa thì nó vẫn đó, không thể nào quên được.

9 thoughts on “Cái khái niệm, thành ngữ thường thấy khi Edit [1]

  1. Em có thời gian rảnh nhiều lắm. Muốn edit truyện mà không có kinh nghiệm 1 xíu nào luôn. 😭😭😭😭. Đọc convert hiểu nhưng cách diễn đạt thì chưa có kinh nghiệm. :(( Nhưng dù sao cũng cám ơn các chủ về thông yin bài trên. Vì lâu lâu đọc truyện có 1 số câu e ko hiểu phải hỏi bác gu gồ

  2. Pingback: Từ điển thành ngữ, tục ngữ, slang dành cho việc edit – Little Tree House

Lời thì thầm của các yêu tinh.... (づ ‾‾ ³ ‾‾ )づ♥❤ ....................................................................................... (✿◠‿◠) ≥^.^≤  ❁◕ ‿ ◕❁ (◡‿◡✿)   ❀◕ ‿ ◕❀  ≧▽≦ ≧◡≦ ✿◕ ‿ ◕✿>(  ٩(^‿^)۶ ٩(͡๏̮͡๏)۶ (•‿•)  (°⌣°)  ≧°◡°≦ ᵔᴥᵔ  ≧^◡^≦  ≧❂◡❂≦  ≧◉◡◉≦ ≧✯◡✯≦  ≧◔◡◔≦  ≧'◡'≦ ‿◠)✌ ≧✯◡✯≦✌ ≧◠◡◠≦✌ > ಠ_ృ ಥ_ಥ ►_◄ ►.◄ ^( ‘-’ )^ ^( ‘‿’ )^ 乂◜◬◝乂 (▰˘◡˘▰)  ♥‿♥ ◙‿◙  ‿♥) .< ಠ_ರೃ ಠ╭╮ಠ מּ_מּ ಸ_ಸ ಠ,ಥ ໖_໖ Ծ_Ծ ಠ_ಠ õ.O (O.O) ⊙.◎) ๏_๏ |˚–˚| ‘Ω’ ಠoಠ ☼.☼ ♥╭╮♥ ôヮô ◘_◘ ਉ_ਉ ॓.॔ ‹•.•› ಸ_ಸ ~_~ ˘˛˘ ^L^